Hội Bà Bầu
  • Có thai
  • Dưỡng thai
  • Bầu đẹp
  • Nấu ăn
  • Dạy con
  • Mua sắm
  • Tin tức
  • Có thai
  • Dưỡng thai
  • Bầu đẹp
  • Nấu ăn
  • Dạy con
  • Mua sắm
  • Tin tức
No Result
View All Result
Hội Bà Bầu
No Result
View All Result
Home Dưỡng thai

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Theo Từng Tuần [Ảnh Siêu Âm]

Bậc cha mẹ nào cũng đầy lo lắng theo dõi sự phát triển của thai nhi có trọn vẹn không.

Vũ Nhã Quỳnh Anh by Vũ Nhã Quỳnh Anh
7 Tháng Sáu, 2020
in Dưỡng thai
0
sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi
29
SHARES
468
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Mục lục ẩn
Thụ thai
Sự Phát Triển Của Thai Nhi 4 Tuần Tuổi
Sự Phát Triển Của Thai Nhi 8 Tuần Tuổi
Sự Phát Triển Của Thai Nhi 12 Tuần Tuổi
Sự Phát Triển Của Thai Nhi 16 Tuần Tuổi
Sự Phát Triển Của Thai Nhi 20 Tuần Tuổi
Đến Lúc Đi Siêu Âm Rồi!
Sự Phát Triển Của Thai Nhi 24 Tuần Tuổi
Sự Phát Triển Của Thai Nhi 28 Tuần Tuổi
Sự Phát Triển Của Thai Nhi 32 Tuần Tuổi
Sự Phát Triển Của Thai Nhi 36 Tuần Tuổi
Chào Đời Thôi!

Xin chào mừng gia nhập Hội Bà Bầu! Chúng tôi hiểu bạn đang rất háo hứng muốn biết hành trình mang thai và dưỡng thai của mình sẽ như thế nào. Và quan trọng hơn, là sự phát triển của thai nhi theo từng tuần.

Trong bài này, chúng tôi trình bày ảnh chụp siêu âm 3D rất rõ nét hình ảnh thai nhi. Nhờ đó, chúng ta có cái nhìn chi tiết hơn về sự phát triển của thai nhi theo từng tuần. Rộng hơn, là theo từng tam cá nguyệt.

Thụ thai

sự phát triển của thai nhi thai thụ tinh
Mô phỏng tinh trùng kết hợp với trứng để tạo thành tế bào đầu tiên!

Sự kiện đầu tiên là hiện tượng thụ thai. Đó là thời điểm tinh trùng thâm nhập vào trứng để hoàn tất quá trình tạo ra bộ gene thai nhi.

Lúc này (thời điểm thụ tinh), giới tính và quá trình hình thành gene của thai nhi bắt đầu. Khoảng 3 ngày sau, tế bào trứng được thụ tinh nhanh chóng phân tách, di chuyển qua ống dẫn trứng để vào tử cung (dạ con). Tại đó, trứng sẽ làm tổ trên thành tử cung.

Tổ đóng vai trò là cầu nối cung cấp dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ sang thai nhi. Tổ sẽ phát triển thành nhau thai cùng với quá trình phát triển của thai nhi theo từng tuần.

Vậy Tuần Thai Thứ 1 sẽ như thế nào? Và Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tuần Đầu Có Sao Không?

sự phát triển của thai nhi đang thụ tinh

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 4 Tuần Tuổi

sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Ở thai nhi 4 tuần tuổi, những cấu trúc cơ bản của thai nhi đã bắt đầu phát triển thành các bộ phận riêng. Đầu, ngực, bụng được hình thành trước để bảo vệ những cơ quan bên trong. Những “chồi” nhỏ trên thai nhi sẽ phát triển thành chân, tay bé xíu xiu của thai.

Ở giai đoạn phát triển này của thai nhi, que thử thai tại nhà sẽ cho kết quả dương tính (2 vạch). Lưu ý rằng 1 số loại que thử cho kết quả “có thai” (2 vạch) ngay tuần đầu tiên. Kết quả như vậy có thể không chính xác. Bạn nên thử lại sau vài ngày.

Ngay từ thời điểm này, rất nhiều mẹ bầu đã thắc mắc liệu có nên làm đẹp khi mang thai không. Hãy tham khảo hướng dẫn của chúng tôi trong bài này: Có Nên Làm Đẹp Khi Mang Thai Không? – Những Điều Nên Và Không Nên

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 8 Tuần Tuổi

sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi

Thai nhi 8 tuần tuổi đã dài khoảng 1cm – 1,2 cm. Những bộ phận trên đầu mặt như tai, mí mắt, chóp mũi đã hình thành.

Tay và chân đã hình thành khá đầy đủ. Ngón tay, ngón chân cũng bắt đầu phát triển.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 12 Tuần Tuổi

sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi

Thai nhi 12 tuần tuổi đã dài khoảng 4,4 cm. Mẹ bầu đã có thể cảm thấy thai nhẹ nhàng chuyển động trong bụng. Những ngón tay, ngón chân đã hình thành rõ.

Ta có thể nghe thấy tiếng tim thai nhi đập qua thiết bị siêu âm Doppler. Sự phát triển của cơ quan sinh dục có thể quan sát được bằng siêu âm 3 chiều.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 16 Tuần Tuổi

sự phát triển của thai nhi 16 tuần tuổi

Thai nhi 16 tuần tuổi đã “dài” khoảng 11cm – 12cm, mang đầy đủ hình hài 1 trẻ nhỏ. Thai đã biết chớp mắt. Nhịp tim đập rõ ràng hơn. Những bộ phận trên mặt, như mũi, miệng, cằm, tai đã phân biệt rõ ràng.

Ngón tay, ngón chân cũng rất rõ. Thậm chí thai nhi còn có cả vân tay, vân chân nữa cơ!

Mẹ bầu bắt đầu thấy bụng mình “to ra” khoảng 6 cm về phía bụng dưới. Đó là dấu hiệu “bụng bầu” đầu tiên.

Nếu bạn là có ý định tiếp tục đi làm cho đến tháng thứ 8 chẳng hạn, hãy tham khảo Cách Cân Bằng Cuộc Sống Cho Bà Bầu Công Sở

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 20 Tuần Tuổi

sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi

Thai nhi 20 tuần tuổi đã phát triển đến chiều dài khoảng 13cm, nặng khoảng 280g (gần 3 lạng). Mẹ đã cảm thấy rõ những chuyển động của thai nhi trong bụng từ tuần 19 – 21. Con đang cựa mình đấy!

Ở giai đoạn phát triển này, thai nhi đã có thể chuyển động cơ mặt, ngáp. Thậm chí là mút ngón tay!

Lúc này, vòng bụng của mẹ bầu đã khá lớn, có thể nhìn thấy rõ.

Đến Lúc Đi Siêu Âm Rồi!

sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi
Hình ảnh siêu âm thai nhi 20 tuần tuổi

Nhiều mẹ bầu đã đi siêu âm từ tuần thứ 8 hoặc 9. Nhưng lần siêu âm ở tuần thứ 20 này rất quan trọng. Hình ảnh siêu âm sẽ xác định rằng nhau thai có đang phát triển bình thường không. Và quan trọng hơn, là thai nhi có đang bình thường và phát triển khỏe mạnh không.

Qua màn hình siêu âm, mẹ đã có thể nhìn thấy đứa con tương lai đang “cục cựa” trong bụng mình. Cơ quan sinh dục xác định giới tính của thai nhi đã phát triển khá đầy đủ ở tuần này, và dễ dàng quan sát qua hình ảnh Doppler. Nếu muốn trải nghiệm cảm giác bất ngờ khi con sinh ra, hãy nói với bác sĩ siêu âm rằng đừng tiết lộ giới tính của con.

Dưới đây là hình ảnh siêu âm 2D, so sánh với siêu âm 4D, ở tuần thai thứ 20.

Nếu phát hiện thấy thai nhi nhẹ cân thì sao? Thai nhi nhẹ cân mẹ bầu nên ăn gì?

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 24 Tuần Tuổi

sự phát triển của thai nhi 24 tuần tuổi

Thai nhi 24 tuần tuổi đã có thể đạt tới cân nặng 630g và có phản ứng với âm thanh. Các nghiên cứu của Doppler cho thấy thai nhi có phản ứng cử động, thay đổi nhịp tim, với âm thanh.

Đôi khi con còn bị nấc cụt nữa! Nếu để ý, mẹ bầu sẽ cảm thấy.

Cũng ở tuần thai thứ 24 này, ống tai của thai nhi đã phát triển. Các nhà nghiên cứu cho rằng em bé có thể nhận ra vị trí của mình trong tử cung.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 28 Tuần Tuổi

sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi

Thai nhi 28 tuần tuổi có cân nặng tiêu chuẩn là 1,1 kg – 1,2 kg. Thai đã phát triển khá hoàn thiện, tới mức nếu buộc phải sinh non vì bất kỳ lí do nào, thì trẻ sơ sinh vẫn có thể sống khỏe mạnh nếu được trợ giúp y tế kịp thời.

Bác sĩ sẽ cảnh báo cho mẹ bầu biết những dấu hiệu sinh non thông thường. Lúc này, mẹ bầu và chồng nên tham gia những lớp hướng dẫn về sức khỏe sinh sản và chăm sóc trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, có thể bạn quan tâm đến việc làm sao hạn chế hiện tượng rạn da khi mang thai.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 32 Tuần Tuổi

Thai nhi 32 tuần tuổi đã có thể đạt tới 1,8 kg. Những cử động của con trong bụng đã khá mạnh mẽ, có thể khiến cho mẹ bầu bị đau.

Lúc này, bạn nên lưu ý hơn đến những cử động của con trong bụng, tìm hiểu kĩ những lợi ích của việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bạn nên đi khám thai định kỳ 2 tuần/lần cho đến ngày sinh nở. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị trước những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh cũng như sắp xếp cuộc sống chu đáo để chuẩn bị tốt nhất cho con.

Ở tuần thai thứ 32 này, một số chị em đã nhận thấy có dịch màu trắng ngả vàng tiết ra từ núm vú. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Những giọt nước ấy được gọi là “sữa non”, cho thấy ngực đang phát triển hoàn thiện để sẵn sàng cho ra những giọt sữa trong lành, bổ dưỡng nhất cho con khi chào đời.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 36 Tuần Tuổi

sự phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi

Thai nhi 36 tuần tuổi thường đạt đến cân nặng khoảng 2,7 kg, chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 47cm, và sẵn sàng chào đời!

Tuy nhiên, cân nặng và chiều cao của mỗi thai nhi lại khác nhau, phụ thuộc vào gene di truyền của cha mẹ, giới tính thai, và nhiều yếu tố khác.

Trong khoảng thời gian này, thai nhi bắt đầu tự “quay đầu” về vị trí thuận lợi nhất cho việc sinh nở tự nhiên. Đó là đầu của thai hướng về xương chậu của mẹ.

Ở tuần thứ 37, thai nhi 37 tuần tuổi đã phát triển hoàn thiện mọi hệ thống cơ quan. Thai sẽ có thể tự sống và tiếp tục phát triển ngoài tử cung mà không cần bất kỳ tác động y tế nào như với thai nhi sinh non. Do đó, mẹ bầu ở tuần thứ 37 trở đi được coi là “sắp sinh.”

Chào Đời Thôi!

Ngày con sinh ra, hay ngày con chào đời, được tính dựa trên chuẩn 40 tuần mang thai, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt gần nhất của mẹ. Đây chỉ là ngày dự tính. Thực tế, ngày sinh con tự nhiên (theo đường âm đạo) có thể diễn ra bất kỳ lúc nào, trong khoảng 38 – 42 tuần, kể từ ngày rụng trứng. Trong trường hợp 38 tuần, thì sinh sớm. Với 42 tuần, là sinh muộn. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sơ sinh bình thường đều chào đời trước tuần thứ 42.

Tùy thuộc vào nhiều điều kiện và chỉ định y tế, bác sĩ có thể cần tác động đến quá trình sinh nở của bà bầu. Nếu không có gì khó khăn, bà bầu có thể sinh con tự nhiên. Ngược lại, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ.

Với hầu hết mọi người, nhất là người lần đầu làm cha mẹ, chào đón đứa con mới là trải nghiệm không thể nào quên trong đời!

Hình ảnh: WebMD

Content Protection by DMCA.com
Source: WebMD
Tags: Hình ảnh siêu âmSiêu âm DopplerSự phát triển của thai nhiThai nhi 12 tuần tuổiThai nhi 16 tuần tuổiThai nhi 20 tuần tuổiThai nhi 24 tuần tuổiThai nhi 28 tuần tuổiThai nhi 32 tuần tuổiThai nhi 36 tuần tuổiThai nhi 4 tuần tuổiThai nhi 8 tuần tuổiThụ thai
Vũ Nhã Quỳnh Anh

Vũ Nhã Quỳnh Anh

Đề Xuất Cho Bạn

Mẹ ít sữa sau sinh

Dấu Hiệu MẸ ÍT SỮA Sau Sinh Và Cách Gọi Sữa Về

4 tháng ago
nguyên nhân gây mất sữa

14 Nguyên Nhân Gây Mất Sữa Sau Sinh Đột Ngột

4 tháng ago

Được Xem Nhiều Nhất

thực đơn chuẩn để sinh con trai

Thực Đơn Ăn Để Sinh Con Trai Chuẩn Khoa Học Là Gì? Cách Ăn Kiêng Để Sinh Con Trai

8 tháng ago
làm đẹp cho bà bầu bằng nghệ mặt nạ nghệ

Làm Đẹp Cho Bà Bầu Bằng Nghệ – Da Trắng Mịn Mà Lại An Toàn

8 tháng ago
đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tuần Đầu Có Sao Không?

8 tháng ago
nguyên nhân gây mất sữa

14 Nguyên Nhân Gây Mất Sữa Sau Sinh Đột Ngột

4 tháng ago
tâm lí trẻ 11 tuổi bé gái đọc sách trong thư viện

Tâm Lý Trẻ 11 Tuổi: Mách Các Bậc Cha Mẹ Cách Nắm Bắt

8 tháng ago

Cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm Nuôi - Dạy - Chăm con (trộm vía!) béo, khỏe, đáng yêu!
Về chúng tôi.
Điều khoản sử dụng.
Chính sách bảo mật.
Liên hệ.

Chuyên mục

  • Baby IQ
  • Bầu đẹp
  • Có thai
  • Dạy con
  • Dưỡng thai
  • Mua sắm
  • Nấu ăn
  • Nutritions
  • Pregnancy
  • Sơ sinh
  • Tin tức

Follow Us

  • About
  • Shop
  • Forum
  • Contact

Copyright © 2012 - 2017, JNews - Premium WordPress news & magazine Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Có thai
  • Dưỡng thai
  • Bầu đẹp
  • Nấu ăn
  • Dạy con
  • Mua sắm
  • Tin tức

Copyright © 2012 - 2017, JNews - Premium WordPress news & magazine Jegtheme.

Go to mobile version