Tâm lý trẻ 11 tuổi có nhiều biến đổi bất ngờ. Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn là họ không thể kết nối với con cái dễ dàng như trước, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị dậy thì.
Phân tích của chuyên gia dưới đây sẽ phần nào tháo gỡ nhưng vướng mắc trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 11 tuổi mà cha mẹ nào cũng cần biết.
1. Giai Đoạn 11 Tuổi Với Sự Phát Triển Về Mặt Sinh Lý
Trong thời gian này, cơ thể của cả bé trai và bé gái đang diễn ra quá trình cải thiện hình thái sinh lý mạnh mẽ.
- Về chiều cao: giai đoạn này có sự nhảy vọt về tầm vóc, phần xương tay chân cũng dài ra, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Vì vậy nên hoạt động của trẻ trở nên vụng về.
- Về hệ cơ: sẽ chứa nhiều nước, chưa phát triển hết bên em thường nhanh mệt. Tuy nhiên ở cuối giai đoạn này, cơ và lực cơ sẽ phát triển mạnh ở các bé trai.
- Về hệ xương: xương sống, xương tứ chi phát triển nhưng xương lồng ngực phát triển chậm nên 1 số em có vẻ hơi gầy và không cân đối.
- Về mặt sinh dục: Đây là yếu tố quan trọng với sự phát triển thể chất, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý các bé. Nếu dậy thì sớm thì các bé nữ sẽ có kinh nguyệt, còn bé nam xuất hiện hiện tượng xuất tinh. Sự dậy thì cũng kích thích lứa tuổi này quan tâm đến bạn khác giới và nảy sinh những rung cảm mới lạ.
Tham khảo:
- Những Biểu Hiện Dậy Thì Ở Bé Gái: Giải Đáp Từ A – Z
- Dậy Thì Sớm Ở Bé Trai: Làm Sao Để Phát Hiện Và Kiểm Soát Kịp Thời?
2. Sự Phát Triển Tâm Lý Trẻ 11 Tuổi Về Mặt Xã Hội
Trong giai đoạn này, địa vị của các em trong gia đình cũng hay đổi. Các em được gia đình thừa nhận tích cực, được giao một số nhiệm vụ cụ thể và nếu có thể thì tham gia bàn bạc công việc chung. Ở nhà trường, hoạt động học tập có sự thay đổi cũng tác động đến đời sống tâm lý của bé.
Ngoài xã hội, lứa tuổi này được thừa nhận như 1 thành viên tích cực và tham gia vào hoạt động tập thể. Nhờ vậy, mối quan hệ của bé được mở rộng hơn, nhân cách ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
3. Sự Phát Triển Tâm Lý Trẻ 11 Tuổi Về Nhận Thức
- Về tri giác: khối lượng tri giác tăng lên, có kế hoạch, có trình tự, có khả năng phân tích, tổng hợp các tri giác sự vật và hiện tượng.
- Về trí nhớ: lúc này trí nhớ của bé mang tính chất điều khiển, điều chỉnh, có tổ chức.
- Về tư duy: là sự thay đổi mối quan hệ giữa tư duy hình tượng sang tư duy trừu tượng. Tính phê phán của tư duy cũng dần phát triển.
Tham khảo: Cách Dạy Con Trai 11 Tuổi Phát Triển Toàn Diện
4. Sự Phát Triển Tâm Lý Trẻ 11 Tuổi Về Tình Cảm
Bên cạnh sự đổi thay về sinh lý thì đời sống tình cảm của trẻ 11 tuổi cũng bắt đầu được dịp “bùng phát”. Lúc này, tình cảm của các em sâu sắc, đa dạng và phức tạp hơn giai đoạn trước.
Nhưng chúng cũng dễ xúc động, bồng bột, vui buồn chuyển hóa một cách nhanh chóng. Đặc biệt xuất hiện tình cảm khác giới, có nguyện vọng được bạn khác giới quan tâm.
Từ tình cảm “thơ dại” đó mà tình cảm bạn bè, tình tập thể trong lớp hay tình đồng chí cũng phát triển theo. Các bé ai cũng muốn được khẳng định vị trí của mình trong tập thể, có khát vọng được tôn trọng.
Nếu không may có điều gì xảy ra, bé dễ bị tổn thương, cảm xúc tiêu cực xuất phát đa phần từ việc bạn bè tẩy chay.
Tham khảo: Cha Mẹ Nên Dạy Con Kỹ Năng Sống Nào Quan Trọng Nhất?
Trẻ 11 tuổi cũng dần khẳng định khuynh hướng muốn làm người lớn của mình. Điều này thể hiện ở nội dung, hình thức trong học tập khi bé có quan điểm, lập luận riêng.
Trong gia đình và xã hội, các em đòi hỏi người lớn quan hệ, đối xử với mình bình đẳng như người lớn với nhau.
Vì có ý thức rõ rệt dần về giới tính, quan tâm nhiều hơn đời sống tình cảm của người lớn nên độ tuổi này thường phóng đại năng lực bản thân. Thường đánh giá cao hơn so với hiện thực. Do vậy trẻ bướng bỉnh, tỏ ra bất cần trước những việc làm hằng ngày.
Tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy sự khủng hoảng dần xuất hiện trong giai đoạn này. Ở ngoài xã hội, các em có vị trí trung gian giữa người lớn và trẻ em, được giao nhiệm vụ nhiều hơn. Người lớn cũng đời hỏi bé cư xử nghiêm chỉnh hơn.
Sự phát triển nhân cách
Các em thường cố gắng bắt chước những hình mẫu lý tưởng chọn làm thần tượng của mình. Sự phấn đầu này có thể giúp trẻ hình thành nhân cách tốt như: lòng dũng cảm, tinh thần vượt khó… Nhưng sự ngưỡng mộ này chỉ nên dừng ở mức độ vừa phải, tránh đi quá đà dẫn tới tiêu cực.
Sự hứng thú
Trong giai đoạn này, hứng thú thể hiện sự quan tâm đến kết quả hoạt động, bản chất, ý nghĩa, thái độ tích cực với hiện tượng khách quan.
Tuy nhiên vì chưa phát triển hoàn thiện nên hứng thú này có nhiều hạn chế như: do muốn tìm hiểu nhiều lĩnh vực nên chỉ tản mạn, chưa ổn định và dễ thay đổi. Hứng thú còn mang tính chất bay bổng, thiếu thực tế.
Có thể nói nắm bắt đúng tâm lý trẻ 11 tuổi chính là “bước đệm” quan trọng để quá trình giúp bé dậy thì diễn ra thuận lợi hơn. Do vậy các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú trọng giai đoạn này!