Rèn luyện tính tự giác cho trẻ ngay từ nhỏ chính là biện pháp tốt nhất gieo vào tâm hồn ý thức tự chủ trong mọi hành vi ứng xử về sau.
1. Khi Nào Có Thể Rèn Luyện Tính Tự Giác Cho Trẻ?
Phụ huynh cần biết rằng: ý thức về bản thân được hình thành khi trẻ chập chững biết đi và từng bước khám phá thế giới.
Tuy nhiên nhận thức về cái tôi, phân biệt được bản thân, biết rõ về cơ thể chỉ khi trẻ đã lên 3 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ bớt dần tính ái kỷ chỉ biết có bản thân mình. Trẻ sẽ dần mở rộng quan hệ xung quanh, biết chơi với bạn bè.
Việc đi học lúc này là điều cần thiết, cũng là lúc để giúp trẻ ý thức về tự giác. Đồng thời phát triển trí tuệ cảm xúc EQ và tư duy logic.
Tham khảo: 5 “Tuyệt Chiêu” Dạy Con Sinh Hoạt Đúng Giờ Cực Dễ Lại Nhàn Tênh
2. Rèn Luyện Tính Tự Giác Cho Trẻ Bằng Cách Nào?
Trẻ em trinh nguyên như một tờ giấy trắng nên rất dễ bị tác động từ bên ngoài. Cha mẹ muốn vẽ, muốn viết gì lên đó cũng sẽ in hằn sâu đậm. Nếu vẽ cho trẻ những hình ảnh đẹp thì lớn lên bé ngoan ngoãn, nghe lời, tự lập. Còn nếu bôi bẩn bằng nét nguệch ngoạc thì về sau bé trở nên hư hỏng, khó bảo.
Do vậy muốn dạy cho trẻ ý thức tự giác, phụ huynh phải biết dùng cách nào, công cụ nào vẽ lên tờ giấy đó những hình ảnh hữu ích.
Để dạy dỗ bé, nhiều cha mẹ thường nói: con ngoan thì phải tự biết đi đánh răng, tự mặc quần áo. Tốt hơn nữa là biết làm bài tập, nếu không sẽ bị phạt. Điều này chỉ đúng với logic của người lớn và không đúng về nhận thức của trẻ lên 3. Chúng sẽ làm nhưng chỉ đến khi có người lớn nhắc nhở hoặc giám sát.
Có thể nói, yêu cầu thì vẫn thực hiện nhưng khả năng tự giác thì bằng 0. Thậm chí có nhiều trẻ còn chống đối, tỏ ra khó chịu.
Nếu rơi vào hoàn cảnh như vậy, cha mẹ nên làm thế nào?
Hãy biến hoạt động mang tính bổn phận thành trò chơi. Với trẻ, trò chơi chính là hoạt động nghiêm túc nhất. Cha mẹ có thể chơi trò: mèo con rửa mặt, xem ai nhanh hơn… khi cùng làm việc với trẻ.
Tham khảo: Cha Mẹ Nên Dạy Con Kỹ Năng Sống Nào Quan Trọng Nhất?
3. Rèn Luyện Tính Tự Giác Cho Trẻ Như Thế Nào?
Không chỉ là việc biến việc dạy trẻ thành trò chơi mà trong quá trình rèn luyện tính tự giác cho trẻ cũng cần đòi hỏi một số nguyên tắc.
Trước hết, cha mẹ cần để cho bé có quyền chọn lựa. Nhưng không phải chọn giữa không và có mà chọn giữa việc thực hiện như thế này hay như thế kia.
Trong giai đoạn đầu, bố mẹ cần biết cách tập cho trẻ theo từng bước, hướng dẫn những động tác cơ bản nhất. Khi trẻ đã làm được thì phụ huynh cần lưu ý:
Thứ nhất: hãy để trẻ tự làm.
Ngay cả khi có sai sót, hãy để trẻ tự làm. Theo Age Of Montesorri, như vậy trẻ mới biết rút kinh nghiệm. Cho dù thời gian có thể dài gấp đôi nhưng cha mẹ không được can thiệp. Nếu không tuân thủ theo nguyên tắc này có nghĩa là trẻ đã thất bại vì cha mẹ không chịu nổi sự chậm chạp, vụng về của bé.
Thứ hai: đảm bảo tính nhất quán.
Thông thường trẻ không thể hình thành sự tự giác nếu các hoạt động thường xuyên thay đổi về thời gian, cách thức.
Một trong những biện pháp nâng cao kỹ năng cho trẻ là từng bước tham gia vào các hoạt động như dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo… Cha mẹ cũng có thể nhờ bé làm một số việc vặt, vừa làm và hướng dẫn thêm cho trẻ. Tuy mất thời gian hơn 1 chút nhưng hình thành được kỹ năng độc lập.
Tham khảo: Hướng Dẫn Các Mẹ Rèn Luyện Tính Tự Lập Cho Trẻ Cực Nhanh, Cực Dễ
4. Rèn Luyện Tính Tự Giác Cho Trẻ Trong Bao Lâu?
Nhiều phụ huynh tự nhủ việc dạy trẻ những kỹ năng như đánh răng, rửa mặt, dọn dẹp bàn học…là chuyện nhỏ, chỉ dạy qua vài lượt là trẻ nhớ. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì mỗi trẻ có khả năng tiếp thu khác nhau. Có trẻ thì chậm chạp, có trẻ vô tư, có trẻ nhanh nhẹn…
Vì vậy khi rèn luyện tính tự giác cho trẻ cần căn cứ vào khả năng của từng bé. Tham khảo tại đây.
Việc dạy trẻ cần mang tính thường xuyên, từng bước một, vừa dạy vừa động viên kèm nhắc nhở. Vì trẻ rất thích các lời khen nên trong khi thực hiện. cha mẹ nhớ thi thoảng khen con vài câu hợp lý và có chừng mực.
Nếu trẻ làm chưa được, cha mẹ không nên chê bai ngay, thay vào đó hãy khuyến khích bé như kiểu: cố lên con, lần sau con sẽ làm tốt hơn…
Tham khảo: Cách Dạy Con Tự Lập Của Người Nhật: 3 Nguyên Tắc Cơ Bản
Tính cách của trẻ không thể hình thành trong ngày một ngày hai. Đó là quá trình kéo dài từ năm này qua năm khác. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn phải kèm bé thường xuyên, hướng dẫn từ chuyện này qua chuyện khác…
Đến một thời điểm nào đó, trẻ sẽ phải tự làm, tự chịu trách nhiệm về những gì mình làm. Cha mẹ hãy đăng ký cho trẻ tham gia vào các đội nhóm hoạt động theo sở thích hay kỹ năng. Những lớp này sẽ giúp trẻ hình thành tính tự giác, tự tin hơn nhiều.
Rèn luyện tính tự giác cho trẻ quan trọng nhất vẫn là cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản. Ngoài ra hãy tin tưởng vào khả năng của bé giúp con phát huy được hết nội lực vốn có.