Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên dạy con cách tiết kiệm tiền bạc. Đây là cách vừa để bé biết quý trọng lao động, quý trọng đồng tiền, đồng thời hình thành tâm lý quản lý tài chính trong tương lai hiệu quả hơn.
Có nhiều trẻ lớn lên có bao nhiêu xài hết bấy nhiêu một phần lỗi cũng do từ nhỏ không được phụ huynh dạy con cách tiết kiệm tiền hiệu quả.
1. Dạy Con Cách Tiết Kiệm Tiền Bằng Heo Đất
Từ xưa có được một con heo đất để tiết kiệm là điều mà bé nào cũng mong mỏi. Tuy nhiên xã hội phát triển và dường như thói quen này đang dần biến mất. Giờ các con thiếu thứ gì chỉ cần nói với cha mẹ một câu là sẽ có ngay lập tức. Thế nên trẻ không còn thói quen biết tiết kiệm là như thế nào. Đây là điều hết sức tai hại vì các con sẽ nghĩ rằng sau này cứ thiếu tiền là có cha mẹ cho.
Tiền bạc là điều hết sức nhạy cảm. Hãy để cho các bé hiểu muốn có tiền thì phải lao động, phải làm việc. Giờ con chưa làm được việc thì cần biết tiết kiệm từ những điều nhỏ nhặt nhất. Nuôi heo đất chính là hành động khích lệ thói quen tích lũy tiền cho tương lai.
Tham khảo:
2. Để Dành Tiền Trong Nhiều Phong Bì Khác Nhau
Các cha mẹ cũng có thể khuyến khích bé để dành tiền cho từng phong bì khác nhau đồng thời để trẻ tự đề ra mục tiêu dành tiền lên phong bì đó. Bạn giải thích thêm cho trẻ rằng với những mục tiêu dài hạn, những đồ chơi đắt tiền…thì sẽ mất nhiều thời gian để tiết kiệm hơn.
Ví dụ, nếu con để dành tiền mua 1 bộ xếp hình thì là mục tiêu ngắn hạn. Còn nếu con muốn đi du lịch Nha Trang… là mục tiêu dài hạn. Dạy cho bé phân biệt biết ngắn hạn và dài hạn là thế nào. Đồng thời tập để bé dành tiền cho mục tiêu đề ra.
3. Lập Biểu Đồ Tiết Kiệm Tiền
Khi đã biết con muốn tiết kiệm vì mục tiêu nào đó, hãy cho con bạn biết đạt được mục tiêu phải tiết kiệm trong bao nhiêu tuần, lập 1 biểu đồ cho con. Cha mẹ có thể vẽ 1 tuần là 1 hũ.
Khi nào có tiền để dành, con sẽ dán 1 cái sticker lên hình hũ đã vẽ. Càng nhìn thấy nhiều hình có nghĩa là con đã tiến gần hơn tới mục tiêu của mình.
Tham khảo: 10 Nguyên Tắc Dạy Con Thông Minh
4. Dạy Con Cách Tiết Kiệm Tiền Từ Kiến Thức Tài Chính Cơ Bản
Lúc đầu có thể trẻ chưa thật hiểu hết nhưng bạn vẫn giải thích một cách đơn giản nhất những khái niệm về tiết kiệm dễ hiểu nhất cho bé. Ví dụ như tiền gửi là gì, tài khoản tiết kiệm là gì, tiền vay là gì…
Khi trẻ đã thành thạo toán học thì các khái niệm sẽ đơn giản hơn. Sự hiểu biết về tài chính làm tăng khả năng đánh giá của trẻ về cơ chế duy trì và phát triển đồng tiền. Tiết kiệm chính là bước đầu tiên và cơ bản để độc lập tài chính và thực hiện nó thuận lợi hơn.
Tham khảo: Hướng Dẫn Các Mẹ Rèn Luyện Tính Tự Lập Cho Trẻ Cực Nhanh, Cực Dễ
5. Phụ Huynh Có Thể Thưởng Cho Hành Vi Tiết Kiệm Tốt Của Trẻ
Nếu bé nhà bạn có những việc làm tốt như biết cách tiết kiệm thì cha mẹ nên có những phần thưởng nho nhỏ cho con. Điều này làm cho bé cảm thấy hạnh phúc và đến lúc nào đó giúp trẻ tiếp thu, hiểu sâu sắc hơn về giá trị của đồng tiền.
6. Khuyến Khích Trẻ Kiếm Tiền Từ Những Việc Nhỏ
Giá trị của đồng tiền sẽ được thể hiện tốt nhất bằng sự nỗ lực để làm ra nó. Cha mẹ có thể khuyến khích bé làm công việc nhỏ trong thời gian rỗi. Ví dụ như rửa bát, làm sạch xe, cắt cỏ…
Sau những nỗ lực không biết mệt mỏi ấy, phụ huynh có thể thưởng cho bé một chút tiền coi như công lao. Đây cũng là cách để trẻ yêu lao động và biết trân trọng những đồng tiền ít ỏi kiếm được. Đồng thời, theo Parents, trẻ sẽ hiểu được rằng: Tiền không mọc ra từ trên cây.
7. Dạy Con Cách Tiết Kiệm Tiền Bằng Cách Thảo Luận Với Bé
Hãy quan tâm thực sự với hành động tiết kiệm của bé và thể hiện chúng trong thực tế. Lúc rảnh rỗi, bạn có thể xem trẻ tiết kiệm được bao nhiêu, nghe bé kể về câu chuyện kiếm tiền của mình… Như vậy trẻ sẽ cảm thấy mình được quan tâm hơn và có hứng thú hơn về nguyên tắc quản lý tiền bạc, tiết kiệm tiền.
Từ tuổi 6 – 10, cha mẹ có thể dạy con tiết kiệm tiền bằng cách: Đặt tình huống buộc bé phải lựa chọn việc mua, hay không mua, đồ chơi. Theo Forbes, nếu trẻ nhận thức được giá trị của nguyên tắc “lợi tức cộng dồn,” và bắt đầu tiết kiệm từ sớm. Số tiền mà bé có được sau nhiều năm sẽ lớn bất ngờ.
8. Phụ Huynh Trao Trách Nhiệm Thực Sự Cho Trẻ
Bạn có thể thử khả năng quản lý tài chính của bé bằng cách để con cầm một số tiền nhỏ trong vài ngày. Khi đó con có cảm giác được làm chủ, làm nhà lãnh đạo và cần có trách nhiệm để chi tiêu những việc nhỏ nhặt trong gia đình.
Tham khảo: Cách Dạy Con Tự Lập Của Người Nhật: 3 Nguyên Tắc Cơ Bản
9. Cha Mẹ Hãy Là Một Tấm Gương Tốt Cho Con
Để giúp con có được tinh thần tiết kiệm tốt nhất thì, theo Investopedia, bản thân cha mẹ cần là những tấm gương gần gũi, thiết thực. Ví dụ khi bé đang xem tivi, bạn có thể cho tiền vào hũ và cho con biết đây là hũ tiền tiết kiệm của cha mẹ. Cách này cho bé thấy tiết kiệm là chuyện bình thường và bé cũng muốn được như người lớn.
Dạy con cách tiết kiệm tiền ngay từ ban đầu là đặc biệt quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng quản lý tài chính về sau của bé. Thế nên cha mẹ đừng lơ là vấn đề này mà cần nghiên cứu thêm các tài liệu khác nữa nhé!