Triệu Chứng Và Biểu Hiện Của Bệnh Nám Da
- Bệnh nám da melasma gây ra các đốm, mảng màu nâu, xám, hoặc xanh xám trên da mặt, da tay hoặc chân (gọi chung là bệnh sắc tố).
- Bệnh nám rất phổ biến ở phụ nữ 20 – 50 tuổi, đặc biệt là phụ nữ đã sinh con và ở các quốc gia nhiệt đới.
- Nám da mặt ảnh hưởng chính đến 3 vùng: giữa mặt, má và hàm.
- Nguyên nhân chính gây bệnh nám da mặt gồm: tiếp xúc với ánh mặt trời, gene di truyền, và biến đổi hormone (nội tiết tố)
- Thuốc điều trị bệnh nám da phổ biến là thuốc bôi da chứa thành phần hydroquinone.
- Để ngăn ngừa bệnh nám da, cần tránh tiếp xúc với ánh mặt trời, bảo vệ da bằng kem chống nắng và mũ rộng vành.
16 Thay Đổi Cơ Thể Và Bệnh Lí Thường Xảy Ra Trong Thời Kì Mang Thai
Rất nhiều phụ nữ mang thai phải trải qua những đau nhức trong cơ thể và thay đổi về ngoại hình, bao gồm:
- Bệnh nám da
- Bệnh trĩ
- Ngứa ngáy
- Táo bón
- Ợ chua
- Mệt mỏi
- Sưng tấy
- Tiểu dắt
Phần lớn những bệnh lí và triệu chứng này có thể điều trị tại nhà mà không cần can thiệp bằng thủ thuật y khoa.
Xem thêm: Làm Đẹp Cho Bà Bầu Bằng Nghệ – Da Trắng Mịn Mà Lại An Toàn
Bệnh Nám Da Là Gì? Những Triệu Chứng Và Dấu Hiệu Của Bệnh Nám Da Là Gì?
- Bệnh nám da là sự biến đổi màu sắc da với những đốm, mảng màu nâu, sạm, hoặc xanh xám, phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở.
- Nám da thường xuất hiện ở:
- Gò má,
- Vùng da trên miệng,
- Trán,
- Cằm.
- Nám da được cho là có liên quan trực tiếp tới:
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời,
- Các loại thuốc điều chỉnh hormone, như thuốc tránh thai, và
- Những biến đổi mạnh về nồng độ hormone trong cơ thể trong thời kì dưỡng thai.
- Hầu hết những người mắc bệnh nám da có tiền sử tiếp xúc hàng ngày, hoặc thường xuyên, với ánh mặt trời. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao là yếu tố gián tiếp gây nên tình trạng nám da mặt.
- Bệnh nám da rất phổ biến với phụ nữ có thai, nhất là phụ nữ châu Á và Mỹ Latin.
- Người có làn da nâu, hoặc tối màu, bẩm sinh, như người châu Á, Trung Đông, người Tây Ban Nha, vùng Địa Trung Hải có khả năng mắc bệnh nám da cao hơn.
- Nam giới hiếm khi bị nám da.
Biện pháp ngăn ngừa chủ yếu là bảo vệ da khỏi ánh nắng trực tiếp, và sử dụng kem chống nắng. Biện pháp điều trị tích cực đòi hỏi phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc với anh nắng, bôi thuốc chứa 4% hydroquinone và các loại thuốc bôi có tác dụng làm sáng da khác.
Xem thêm: Trị Nám Bằng Chuối Xanh – Nghe Kỳ Lạ Mà Hiệu Quả Vô Cùng
Nguyên Nhân Gây Bệnh Nám Da Là Gì?
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nám da vẫn chưa được xác định. Các chuyên gia da liễu tin rằng bệnh này do nhiều nguyên nhân gây nên, gồm: có thai, thuốc tránh thai, liệu pháp điều trị thay thế hormone (HRT và progesterone), gene di truyền, chủng tộc, thuốc chống co giật.
Ánh mặt trời được coi là yếu tố có tác động lớn nhất đến quá trình phát sinh của bệnh nám da, đặc biệt ở những người có người thân trong gia đình mắc bệnh này. Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy bệnh nám da phát triển mạnh trong những tháng mùa hè, khi ánh mặt trời có cường độ rất cao. Trong mùa đông, màu sắc của những đốm, mảng nám giảm bớt.
Nám da xuất hiện trong thời kì có thai còn được gọi là “mặt nạ bà bầu.” Nồng độ estrogen, progesterone, và các hormone kích thích melanocyte (MSH) tăng cao trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ 3 của thai kì.
Melanocyte là các tế bào chứa sắc tố trên da. Tuy vậy, giới chuyên gia cho rằng nồng độ progesterone cao là nguyên nhân chính gây nên “mặt nạ bà bầu”, thay vì estrogene hay MSH.
Nhiều nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, có sử dụng liệu pháp thay thế hormone progesterone dễ mắc bệnh nám da hơn. Những phụ nữ tiền mãn kinh chỉ sử dụng thuốc uống estrogene có khả năng mắc bệnh nám thấp hơn.
Ngoài ra, nhiều loại dược phẩm và biện pháp điều trị gây kích ứng da có thể kích thích sản sinh melanin. Do đó, góp phần đẩy nhanh tiến trình của bệnh nám da.
Những người có khuynh hướng di truyền, hoặc có người thân mắc bệnh nám da, sẽ có khả năng bị nám cao hơn. Trong trường hợp này, các biện pháp ngăn ngừa quan trọng bao gồm: tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, sử dụng biện pháp chống nắng tích cực để tránh kích thích sản sinh hắc sắc tố.
Ngoài ra, họ nên đề nghị bác sĩ tránh kê đơn thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp thay thế hormone.
Bệnh Nám Da Gây Ra Nám Ở Vùng Nào Trên Cơ Thể?
Biểu hiện chủ yếu của bệnh nám da là sự biến đổi sắc tố, hoặc tăng sắc tố chủ yếu trên mặt. Trong đó, 3 vùng da dưới đây thường xuất hiện nám da nhất:
- Vùng giữa mặt,
- Vùng má,
- Vùng xương hàm.
Trong đó, bệnh nám da xuất hiện phổ biến nhất ở vùng giữa mặt, gồm:
- Trán,
- Hai bên má,
- Vùng da trên miệng (nhân trung),
- Mũi,
- Cằm.
Vùng gò má và thái dương được coi là vùng má. Bệnh nám da vùng hàm được xác định xuất hiện ở xương hàm.
Không nhiều trường hợp mắc bệnh nám da ở vùng cổ. Tỉ lệ mắc bệnh nám da ở tay và chân thấp hơn nữa. Một nghiên cứu khẳng định rằng người có sử dụng progesterone có khả năng bị nám ở tay cao hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ thực hiện ở nhóm người Mỹ bản địa.
Có Những Loại Nám Da Nào?
Có 4 loại nám da đã được xác định:
- Nám thượng bì: khi có sự xuất hiện đặc biệt nhiều của hắc sắc tố melanin ở các lớp da bên trên (lớp thượng bì).
- Nám trung bì: khi có sự xuất hiện của melanophage (tế bào hấp thu melanin) phân bổ khắp vùng trung bì.
- Nám hỗn hợp: bao gồm cả nám thượng bì và nám trung bì.
- Thừa melanocyte: chỉ xuất hiện ở nhóm người có làn da tối màu bẩm sinh.
Biện Pháp Chẩn Đoán Bệnh Nám Da?
Chẩn đoán bệnh nám da bằng cách xác định những đốm, mảng màu nâu trên da mặt. Bác sĩ da liễu, những chuyên gia về rối loạn da và sắc tố, khám bệnh nám da qua việc kiểm tra da bằng mắt. Đèn Wood, loại đèn đặc dụng phát ánh sáng đen có thể được sử dụng để hỗ trợ kiểm tra.
Hầu hết các trường hợp bị nám thuộc dạng nám hỗn hợp, nghĩa là gồm cả nám thượng bì và nám trung bì.
Trong một số ít trường hợp, bác sĩ cần sinh thiết da để loại trừ nguyên nhân gây ra bệnh nám.
Những Cách Điều Trị Bệnh Nám Tốt Nhất Là Gì?
- Liệu pháp điều trị nám phổ biến nhất là sử dụng kem bôi 2% Hydroquinone được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc, và thuốc kê đơn 4% Hydroquinone.
- Một số loại kem chống nắng cũng chứa 4% Hydroquinone. Hãy hỏi dược sĩ để biết chi tiết.
- Nghiên cứu lâm sàng cho thấy thuốc bôi chứa 2% Hydroquinone đạt hiệu quả tốt trong điều trị nám và làm sáng da, đồng thời ít gây kích ứng hơn các thuốc có thành phần Hydroquinone cao hơn.
- Kem bôi trị nám thường được chỉ định bôi 2 lần/ngày.
- Ngoài kem bôi trị nám chứa Hydroquinone, kem chống nắng nên được bôi kết hợp bên ngoài.
- Dạng nám nào cũng có liệu pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, nám thượng bì dễ điều trị hơn do hắc sắc tố nằm gần bề mặt da nên hấp thụ thuốc bôi trị nám tốt hơn.
- Bệnh nám da có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Trong nhiều trường hợp, mảng nám sẽ tự hết nếu da được chăm sóc đúng cách, kết hợp với kem chống nắng và việc tích cực tránh ánh nắng trực tiếp.
- Trong một số trường hợp, mảng nó có thể biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc tránh thai, hoặc liệu pháp hormone.
- Thuốc bôi trị nám tích cực là kem bôi có công thức đặc biệt, hoặc là sự kết hợp giữa hydroquinone, một thành phần tẩy sắc tố có Phenolic, Axit Azelaic, Axit Retinoic, thành phần tẩy không chứa Phenolic, và/hoặc Axit Kojic.
- Với trường hợp bị nám nặng, thuốc bôi trị nám có hàm lượng hydroquinone cao, hoặc thuốc bôi kết hợp hydroquinone với Axit Retinoic, Corticosteroid, hoặc Axit Glycolic có thể đạt hiệu quả điều trị cao hơn.
Danh sách thuốc bôi trị nám phổ biến:
- Axit Azelaic 15% – 20%
- Axit Retinoic 0.025% – 0.1%
- Tazarotene 0.5% – 0.1%
- Adapalene 0.1% – 0.3%
- Axit Kojic
- Axit Lactic dạng nước 12%
- Axit Glycolic kem bôi 10% – 20% creams
- Kem lột tẩy Axit Glycolic 10% – 70%
Tác Dụng Phụ Của Các Loại Kem Bôi Trị Nám Là Gì?
- Tác dụng phụ tạm thời của các loại kem bôi trị nám là gây mẩn ngứa, kích ứng da.
- Sử dụng liệu pháp trị nám bằng Hydroquinone liều lượng cao (trên 4%) trong thời gian dài (nhiều tháng hoặc nhiều năm) có thể làm phát sinh bệnh Ochronosis ngoại sinh. Khi đó, càng dùng thuốc thì da càng bị thâm đen. Tình trạng này thường được coi là vĩnh viễn, da thâm đen và rất khó điều trị cho sáng lại!
- Châu Phi là khu vực có số trường hợp mắc Ochronosis ngoại sinh khá phổ biến, do thuốc bôi trị nám thường được sử dụng tại đây có hàm lượng Hydroquinone lên tới 10% – 20%.
- Dù có tác dụng phụ nghiêm trọng như vậy, Hydroquinone vẫn là liệu pháp điều trị nám được sử dụng rất phổ biến khắp thế giới, nhờ kết quả trị nám hiệu quả và an toàn. Tuy vậy, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của Ochronosis ngoại sinh, phải dừng sử dụng Hydroquinone ngay.
Xem thêm: Chống Lão Hoá Da Và Những Quy Tắc Vàng Không Nên Bỏ Lỡ
Những Cách Điều Trị Nám Tại Bệnh Viện Là Gì?
Có nhiều liệu pháp điều trị nám tại bệnh viện cho nhiều loại da khác nhau. Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp cho mỗi trường hợp. Phổ biến là liệu pháp lột tẩy dụng Axit Glycolic 30% – 70%. Ngoài ra, hỗn hợp 10% Axit Glycolic và 2% Hydroquinone có thể được sử dụng.
Liệu pháp vi bào mòn vật lí sử dụng máy hút chân không và thiết bị lột tẩy da bằng sử dụng đầu kim cương, hoặc tinh thể Oxit Nhôm, để lấy đi lớp da ngoài cùng. Máy hút chân không được điều chỉnh phù hợp với khả năng đáp ứng và sự nhạy cảm của da.
Buổi điều trị vi bào mòn có thể kéo dài từ vài phút tới hàng giờ. Gần như không cần chăm sóc đặc biệt sau khi điều trị.
Kĩ thuật vi bào mòn cải thiện đáng kể tình trạng nám da, nhưng chỉ sau nhiều buổi điều trị theo liệu trình. Kết hợp với việc sử dụng kem chống nắng thích hợp, và các loại kem bôi khác, bệnh nám sẽ khỏi hẳn.
Tuy vậy, những cách điều trị nám tại bệnh viện này không đảm bảo 100% sẽ khỏi nám. Trong một số trường hợp, nếu sử dụng quá mức, lột tẩy quá nhiều, nám có thể nặng thêm. Hơn nữa, những cách điều trị này được xếp vào nhóm điều trị y tế không thiết yếu. Do đó, chúng không được thanh toán bảo hiểm.
Trị Nám Bằng Laser Có Hiệu Quả Không? Có An Toàn Cho Phụ Nữ Đang Mang Thai Không?
Trị nám bằng laser là cách trị nám hiện đại và mang lại hiệu quả tốt. Một số ý kiến cho rằng cách điều trị này chỉ mang lại kết quả tạm thời. Laser không được coi là phương pháp trị nám chính vì có nghiên cứu cho thấy, liệu pháp này gần như không mang lại hiệu quả với hầu hết người bệnh.
Ngược lại, một số trường hợp bị nám nặng hơn sau khi điều trị bằng laser. Do đó, cần hết sức lưu ý trong điều trị. Thông thường, liệu trình trị nám bằng laser cần nhiều buổi điều trị tại phòng khám, kéo dài trong 3 – 6 tháng để đạt kết quả.
Để đảm bảo điều trị thành công, người bị nám phải hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với ánh nắng. Những người trị nám thành công cho biết chất lượng cuộc sống của họ được nâng cao, do họ cảm thấy tự tin về bản thân hơn.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên điều trị nám sau khi kết thúc thời gian mang thai hoặc cho con bú. Nhiều loại thuốc bôi và kem bôi trị nám bị cấm sử dụng khi mang thai và cho con bú vì có khả thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây ra hiện tượng sinh non. Trong thời gian mang thai, biện pháp an toàn nhất là tạm thời sử dụng mỹ phẩm che đi những vùng da bị nám.
Xem thêm:
- Có Nên Làm Đẹp Khi Mang Thai Không? – Những Điều Nên Và Không Nên
- Thai Nhi Nhẹ Cân Mẹ Bầu Nên Ăn Gì? Áp Dụng Ngay Kẻo Lỡ
Kem Bôi Chứa Hydroquinone Trị Nám Như Thế Nào?
Nhiều nghiên cứu cho thấy hóa chất Hydroxyphenolic (Hydroquinone) ngăn cản tiến trình chuyển hóa enzym liên quan đến tyrosinase. Tyrosinase là enzym chuyển hóa dopamine thành melanin. Melanin quyết định màu săc của da.
Có Cách Trị Nám Nào Khác Không Chứa Hydroquinone Không?
Axit Azelaic là kem bôi trị nám không chứa Hydroquinone. Nhiều nghiên cứu cho thấy kem bôi chứa 15% – 20% Axit Azelatic điều trị nám an toàn và có hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả điều trị nói chung là thấp hơn nhiều so với Hydroquinone 4%.
Chưa ghi nhận trường hợp có phản ứng phụ đáng kể nào đối với Axit Azelaic. Những tác dụng phụ có thể xảy ra là mẩn ngứa, mẩn đỏ, khô da, cảm giác nóng rát tại vùng bôi thuốc. Những cảm giác này sẽ giảm bớt sau 14 – 30 ngày sử dụng. Hiện tại, FDA chưa chấp thuận cho sử dụng Axit Azelaic trong điều trị nám da.
Kem Tretinoin chứa thành phần tương tự vitamin A (retinoid), cho thấy có hiệu quả trong điều trị nám da. Tretinoin thường được sử dụng kết hợp với các loại kem khác chứa Axit Azelaic hoặc Hydroquinone.
Tác dụng phụ nhẹ nhưng khá phổ biến là: bong da, khô da, ngứa. Dù không được “chỉ định” là thuốc điều trị nám, Tretinoin lại cho thấy kết quả điều trị tích cực.
Gần đây, khi nghiên cứu sử dụng Tranexamic Axit, loại thuốc mới trong điều trị hiện tượng ra máu quá nhiều khi hành kinh ở phụ nữ, các nhà nghiên cứu tình cờ phát hiện ra rằng: Tình trạng nám da của họ có cải thiện.
Hiện tại, Tranexamic Axit chưa được chính thức chấp thuận sử dụng trong điều trị nám da.
Khi Bị Nám Da Thì Nên Sử Dụng Kem Chống Nắng Có SPF Là Bao Nhiêu?
Kem chống nắng có Chỉ số bảo vệ nắng SPF tối thiểu 50, có chứa thành phần cản nắng vật lí, như Kẽm Oxit và Titan Dioxit được khuyến cáo sử dụng để chống tia UV. Ngoài ra, người bị nám da mặt cần sử dụng kem chống nắng có thành phần chống tia UVA.
Kem chống nắng hóa học không thể ngăn cản cả 2 loại tia UV, UVA và UVB, hiệu quả như Kẽm và Titan. Thường xuyên sử dụng kem chống nắng sẽ nâng cao hiệu quả trị nám.
Tiên Lượng Nám Là Gì? Có Thể Trị Nám Hoàn Toàn Không?
Dù bệnh nám da thường là mãn tính, có chu kì tăng nặng giảm nhẹ, tiên lượng cho hầu hết các trường hợp là khả quan. Nếu nám phát triển chậm, thì điều trị cũng sẽ chậm. Những trường hợp điều trị nám thất bại thường là do tiếp xúc với ánh nắng và nhiệt độ quá nhiều.
Có Thể Phòng Tránh Bệnh Nám Da Không?
Ta có thể phòng tránh bệnh nám da bằng cách tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Trong hầu hết trường hợp, việc phòng tránh này là rất khó. Hơn nữa, những người có người thân bị nám da cần tích cực phòng tránh bệnh này hơn.
Bước quan trọng nhất trong phòng tránh bệnh nám da và ngăn ngừa lão hóa sớm là tránh ánh nắng mặt trời. Nếu buộc phải đi ra ngoài, cần sử dụng mũ, nón rộng vành, kính mát, kem chống nắng có thành phần vật lí.